Phân tích Báo cáo tài chính Tập đoàn FLC Quý 2 2021, Tập đoàn FLC (mã cổ phiếu FLC) là một trong những mã cổ phiếu có lượng giao dịch mua bán sôi động trên TTCK, tiến hành Phân tích báo cáo tài chính Tập đoàn FLC để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Tập đoàn.
Đánh giá tình hình kết quả kinh doanh – Phân tích Báo cáo tài chính Tập đoàn FLC Quý 2 2021
Phân tích Báo cáo tài chính Tập đoàn FLC Quý 2 2021 Lợi nhuận sau thuế lãi 24 tỷ, trong khi đó Quý 2 2020 lỗ 410 tỷ.
Con số lợi nhuận khá khiêm tốn trong Quý 2 2021 được tạo ra nhờ việc Giá vốn hàng bán giảm 1.213 tỷ (- 48% so với cùng kỳ) dẫn đến lợi nhuận gộp chỉ còn lỗ 49 tỷ (trong khi cùng kỳ lỗ 802 tỷ). Cùng với việc tăng doanh thu hoạt động tài chính Quý 2 2021 lên 455 tỷ, tăng 213 tỷ (+88% so với cùng kỳ) đã dẫn tới Tập đoàn FLC có lãi sau thuế là 24 tỷ đồng.
Tuy nhiên với số lãi nhỏ như vậy đối với một Tập đoàn có tổng tài sản lớn hơn 30 ngàn tỷ như FLC, chúng ta cần nhìn thêm vào cơ cấu tài sản của tập đoàn này để có thể dự đoán kết quả kinh doanh trong các quý tiếp theo.
Đánh giá tình hình tài chính – Phân tích Báo cáo tài chính Tập đoàn FLC Quý 2 2021
Phân tích Báo cáo tài chính Tập đoàn FLC trong cơ cấu tổng tài sản, một khoản bị chiếm dụng vốn cực lớn hơn 14 ngàn tỷ (chiếm 44% tổng tài sản) bao gồm chủ yếu là những khoản phải thu và trả trước khác (cũng giống như Quý 1 2021 chúng tôi đã phân tích ở bài trước), những khoản này không được thuyết minh chi tiết dẫn đến một sự nghi ngờ về khả năng những khoản này có thể thu hồi lại được hay không. Đồng thời chúng ta cần lưu ý đây là những khoản bị chiếm dụng vốn và không có khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Loại tài sản thứ hai khi Phân tích Báo cáo tài chính Tập đoàn FLC là hàng tồn kho hơn 2 ngàn tỷ (chiếm 6% tổng tài sản), trong đó hơn 1.356 tỷ là hàng tồn kho bất động sản. Giá trị hàng tồn kho được đánh giá là khá khiêm tốn đối với một tập đoàn về bất động sản. Do vậy dự đoán lợi nhuận các quý tiếp theo sẽ khó có sự đột phá.
Giá trị tài sản cố định hữu hình Quý 2 2021 là 3.312 tỷ, tăng 554 tỷ (+20% so với cùng kỳ), tài sản cố định tăng do các dự án nghỉ dưỡng đang dần được hoàn thiện, tuy nhiên thời kỳ dịch bệnh Covid kéo dài kéo theo mảng bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn cần một thời gian để phục hồi.
Phân tích Báo cáo tài chính Tập đoàn FLC Giá trị khoản đầu tư xây dựng dở dang Quý 2 2021 là 6.176 tỷ, tăng 2.546 tỷ (+70% so với cùng kỳ), chiếm phần lớn trong số khoản đầu tư này là các khoản đầu tư vào các dự án nghỉ dưỡng. Các dự án nghỉ dưỡng dở dang này sẽ cần một thời gian dài tiếp theo để hoàn thiện đi vào vận hành, và cũng sẽ cần một thời gian khi ngành du lịch phát triển trở lại.
Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm 30%, nợ phải trả chiếm 70% tổng tài sản. Với tình hình kinh doanh kém khả quan cộng với sử dụng quá nhiều nợ, chúng ta có thể dự đoán một sự rủi ro lớn đối với hoạt động của Tập đoàn FLC, các khoản chi phí và lỗ có khả năng sẽ ăn mòn dần vốn chủ.
Các bài viết khác cùng chủ đề quan tâm:
Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp FLC Quý 1 2021
Phân tích Báo cáo tài chính Công ty KSB Quý 2 2021
Khóa học Phân tích Báo cáo tài chính chuyên sâu 5 ngày
Tác giả: Quang Vũ
Kênh: https://baocaotaichinh.org/
Bài viết liên quan
Cổ phiếu VIC của Vingroup kinh doanh bứt phá Quý 2 2023?
Cổ phiếu VIC của Vingroup sau khi công bố báo cáo tài chính Quý 2 2023 đã có những phiên tăng trần tích cực, kéo theo chỉ số VNIndex ngày...
Th8
Cổ phiếu Khải Hoàn Land KHG – Nhận định tiềm năng đầu tư 2023
Cổ phiếu Khải Hoàn Land KHG của Tập đoàn Khải Hoàn là một trong những cổ phiếu có mức độ thanh khoản cao trên thị trường, trung bình khối lượng...
Th7
Phân tích đánh giá nhận định cổ phiếu DIG Q3 2021
...
Th9
Phân tích Báo cáo tài chính Vinhomes Quý 2 2021
...
Th8
Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp FLC Quý 1 2021
...
Th7