Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Xếp hạng 27 ngân hàng trên TTCK

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng, giữa muôn vàn chỉ tiêu làm sao để chúng ta có một cái nhìn toàn diện nhất về hoạt động ngân hàng. Hiện tại trên sàn chứng khoán có 27 ngân hàng niêm yết, chúng ta cùng Phân tích Báo cáo tài chính ngân hàng và xếp hạng 27 ngân hàng này từ cao đến thấp theo các chỉ tiêu quan trọng:

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR)

Tỷ lệ CIR là một chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động của các ngân hàng.

Công thức: CIR = Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Q1 2021 CIR

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Tỷ lệ CASA

CASA (Current Account Savings Account) các khoản tiền gửi này của khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn, một mức lãi suất rất thấp. Vì vậy ngân hàng nào có tỷ lệ CASA lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó có một lượng nguồn vốn giá rẻ để tiến hành hoạt động cho vay. Sẽ giúp tăng biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng.

Công thức: CASA = Tiền gửi không kỳ hạn/Tổng tiền gửi của khách hàng

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Q1 2021 CASA

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng- Tỷ lệ biên lãi ròng (NIM)

NIM phản ánh sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi trên tổng tài sản sinh lợi của ngân hàng.

Công thức: NIM = Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản sinh lời

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Q1 2021 NIM

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là một yếu tố luôn được nhắc đến trong hoạt động cho vay của ngân hàng, chất lượng tài sản của ngân hàng càng tốt bao nhiêu thì tỷ lệ nợ xấu càng thấp bấy nhiêu. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp sẽ giúp ngân hàng không bị mất vốn, tồn đọng vốn, từ đó giúp cho tình hình tài chính của ngân hàng ngày càng vững mạnh.

Công thức: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)/Tổng dư nợ

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Q1 2021 No xau

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Tỷ lệ bao phủ nợ xấu

Đây là một chỉ tiêu phản ánh mức độ trích lập dự phòng của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu, tỷ lệ càng cao phản ánh ngân hàng có một nguồn dự phòng lớn để xử lý những khoản nợ xấu.

Công thức: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu = Dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5)

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu QI.2021

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Tỷ lệ lãi dự thu

Công thức: Tỷ lệ lãi dự thu = Các khoản lãi,phí phải thu/Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

Tỷ lệ lãi dự thu QI.2021

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS)

Công thức: EPS = Lợi nhuận sau thuế/Số lượng cổ phiếu lưu hành

EPS QI.2021

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

 

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Bao cao tai chinh ngan hang

Trên đây là những chỉ tiêu tài chính cơ bản khi Phân tích Báo cáo tài chính ngân hàng, các bạn cùng nghiên cứu và phân tích để lựa chọn cho mình những ngân hàng mà bạn cho là mạnh mẽ và toàn diện nhất nhé.

Các bài viết khác cùng chủ đề:

Phân tích Báo cáo tài chính chuyên sâu – Xếp hạng 27 ngân hàng Quý 2 2021

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng VPBank Quý 2 2021

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Techcombank Quý 2 2021

Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB Quý 2 2021

Khóa học Phân tích Báo cáo tài chính chuyên sâu 5 ngày

Biên tập viên: Hikari Vu

Kênh: https://baocaotaichinh.org/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *