Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB Bank (MBB) baocaotaichinh gần đây được giới đầu tư đặc biệt quan tâm, một ngân hàng có những bước phát triển nhanh chóng với những chỉ tiêu tài chính nằm top đầu trong khối ngân hàng. Chúng ta cùng Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB Bank Quý 2 2021 và so với Quý 1 2021 để rõ hơn về hoạt động của ngân hàng này.
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) – Cost to Income Ratio – Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB (baocaotaichinh)
Tỷ lệ CIR là một chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động của các ngân hàng.
Công thức: CIR = Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động
Tỷ lệ CIR ngân hàng MB Quý II 2021 là 34.6%, tăng 4.1% so với Quý I 2021. Đánh giá nguyên nhân tỷ lệ CIR tăng do Chi phí hoạt động tăng gần 300 tỷ.
Ngân hàng MB là một ngân hàng hoạt động hiệu quả, vì vậy việc tăng chi phí hoạt động là một việc cần phải xem xét làm rõ nguyên nhân. Xem chi tiết trong thuyết minh BCTC khoản tăng này đến từ khoản chi phí quản lý công vụ của ngân hàng.
Tìm hiểu các thông tin liên quan khi Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB (baocaotaichinh) được biết, ngày 15/07 Ngân hàng MB khai trương Trung tâm Học tập và sáng tạo tại 21 Cát Linh, Hà Nội với diện tích 1000m2. Đánh giá khoản chi phí này đã được hạch toán vào Chi phí quản lý công vụ của ngân hàng dẫn đến khoản tăng bất thường trong Chi phí hoạt động gần 300 tỷ của ngân hàng.
Đánh giá khoản chi phí này là hợp lý và sẽ giúp cho MB Bank có những bước phát triển đột phá trong tương lai, đầu tư cho học tập và sáng tạo luôn là sự đầu tư sáng suốt.
Tỷ lệ CASA –Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB (baocaotaichinh)
CASA (Current Account Savings Account) các khoản tiền gửi này của khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn, một mức lãi suất rất thấp. Vì vậy ngân hàng nào có tỷ lệ CASA lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó có một lượng nguồn vốn giá rẻ để tiến hành hoạt động cho vay. Sẽ giúp tăng biên lãi ròng (NIM) của ngân hàng.
Công thức: CASA = Tiền gửi không kỳ hạn/Tổng tiền gửi của khách hàng
Tỷ lệ CASA Quý II 2021 Ngân hàng MB là 34.6% tăng nhẹ 0.6% so với Quý I 2021. MB Bank đang ngày càng tập trung để nâng cao tỷ lệ này, CASA của MB Bank hiện đang đứng thứ 2 trong khối ngân hàng, chỉ sau Techcombank.
Tỷ lệ biên lãi ròng (NIM) – Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB (baocaotaichinh)
NIM phản ánh sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi trên tổng tài sản sinh lợi của ngân hàng.
Công thức: NIM = Thu nhập lãi thuần/Tổng tài sản sinh lời
NIM Quý II 2021 Ngân hàng MB là 1.35% tăng 0.1% so với Quý I 2021, đây là một sự tăng trưởng đáng nể của MB Bank, trong khi ngân hàng đối thủ là Techcombank NIM Quý II 2021 giảm 0.02% so với Quý I 2021.
Tỷ lệ nợ xấu –Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB (baocaotaichinh)
Nợ xấu là một yếu tố luôn được nhắc đến trong hoạt động cho vay của ngân hàng, chất lượng tài sản của ngân hàng càng tốt bao nhiêu thì tỷ lệ nợ xấu càng thấp bấy nhiêu. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp sẽ giúp ngân hàng không bị mất vốn, tồn đọng vốn, từ đó giúp cho tình hình tài chính của ngân hàng ngày càng vững mạnh.
Công thức: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)/Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng MB Quý II 2021 là 0.76%, giảm 0.53% so với Quý I 2021. Với mức tỷ lệ nợ xấu này đưa tỷ lệ nợ xấu của MBB lên đứng Top 2 trong khối ngân hàng, và chỉ sau Techcombank (Nợ xấu Quý II 2021 0.36%).
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu – Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB (baocaotaichinh)
Đây là một chỉ tiêu phản ánh mức độ trích lập dự phòng của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu, tỷ lệ càng cao phản ánh ngân hàng có một nguồn dự phòng lớn để xử lý những khoản nợ xấu.
Công thức: Tỷ lệ bao phủ nợ xấu = Dự phòng rủi ro tín dụng/nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5)
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu Ngân hàng Quân đội MB Bank Quý II 2021 là 236%, tăng 109% so với Quý I 2021. Với tỷ lệ này cũng đã đưa MB Bank vào trong top 3 có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất, chỉ đứng sau Vietcombank và Techcombank.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) –Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB (baocaotaichinh)
Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng MB Quý 2 2021 (baocaotaichinh) ROE là 4.9%, giảm 1.7% so với Quý I 2021. Nguyên nhân do sụt giảm LNST Quý II 2021 so với Quý I 2021 là 822 tỷ. Và nguyên nhân dẫn đến sụt giảm LNST là do ngân hàng tăng trích lập dự phòng hơn 600 tỷ, làm cho tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng đột biến 109% như đã phân tích ở trên. Khoản tăng trích lập dự phòng là một cách giấu đi lợi nhuận và sẽ được bung ra khi cần thiết.
Các bài viết khác cùng chủ đề:
Phân tích Báo cáo tài chính chuyên sâu – Xếp hạng 27 ngân hàng Quý 2 2021
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng VPBank Quý 2 2021
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng Techcombank Quý 2 2021
Phân tích Báo cáo tài chính Ngân hàng – Xếp hạng 27 Ngân hàng trên TTCK
Khóa học Phân tích Báo cáo tài chính chuyên sâu 5 ngày
Biên tập viên: Hikari Vu
Kênh: https://baocaotaichinh.org/
Hay. Thông tin hữu ích cho mọi người
bài viết hữu ích