Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp FLC Quý 1 2021

Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp FLC là một trong những tập đoàn về Bất động sản nổi lên trong những năm trở lại đây, tuy nhiên tập đoàn này cũng liên quan không ít đến những tai tiếng xung quanh các dự án triển khai xây dựng. Chúng ta cùng Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp FLC Quý 1 2021 để hiểu rõ hơn về tập đoàn này.

Tình hình hoạt động kinh doanh – Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp FLC

Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp FLC Q1 2021 KQKD

Lợi nhuận sau thuế Quý I 2021 Tập đoàn FLC lãi 42 tỷ, trong khi đó Quý I 2020 lỗ 1.891 tỷ.

Con số lợi nhuận khá khiêm tốn trong Quý I 2021 được tạo ra nhờ việc Giá vốn hàng bán giảm 3.836 tỷ (62%) dẫn đến lợi nhuận gộp là 107 tỷ. Cùng với việc cắt giảm chi phí bán hàng 104 tỷ, giảm chi phí tài chính 311 tỷ dẫn đến Quý I 2021 Tập đoàn FLC vẫn có lãi.

Tuy nhiên với số lãi nhỏ như vậy đối với một Tập đoàn có tổng tài sản lớn gần 30 ngàn tỷ như FLC, chúng ta cần nhìn thêm vào cơ cấu tài sản của tập đoàn này để có thể dự đoán kết quả kinh doanh trong các quý tiếp theo.

Đánh giá tình hình tài chính – Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp FLC

Phân tích Báo cáo tài chính Doanh nghiệp FLC Q1 2021 BCDKT

Trong cơ cấu tổng tài sản, một khoản bị chiếm dụng vốn cực lớn gần 12 ngàn tỷ (chiếm 39% tổng tài sản) bao gồm chủ yếu là những khoản phải thu và trả trước khác, những khoản này không được thuyết minh chi tiết dẫn đến một sự nghi ngờ về khả năng những khoản này có thể thu hồi lại được hay không. Đồng thời chúng ta cần lưu ý đây là những khoản bị chiếm dụng vốn và không có khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai.

Loại tài sản thứ hai khi Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp FLC chiếm tỷ trọng lớn là hàng tồn kho hơn 3 ngàn tỷ (chiếm 11% tổng tài sản), khi xem trong thuyết minh BCTC Quý I 2021 chúng ta không thấy thuyết minh bất kỳ điều gì về khoản này. Vì vậy chúng ta cũng không thể dự đoán được lượng hàng tồn kho này đang gồm những sản phẩm gì và có khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai hay không.

Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm 30%, nợ phải trả chiếm 70% tổng tài sản. Với tình hình kinh doanh kém khả quan cộng với sử dụng quá nhiều vốn vay, chúng ta có thể dự đoán một sự rủi ro lớn đối với hoạt động của FLC, các khoản chi phí và lỗ có khả năng sẽ ăn mòn dần vốn chủ.

Tác giả: Quang Vũ

Kênh: https://baocaotaichinh.org/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *